Logistics thời đại công nghệ 4.0

Trong bài viết của “Economist” số Ngày 6 Tháng 5 Năm 2017 đã có bài “ Tài nguyên quý giá nhất thế giới không còn là dầu nữa mà là dữ liệu”. Một thế kỉ trước, ngành công nghiệp là đối tượng của luật chống độc quyền là dầu mỏ, nhưng ngày nay những doanh nghiệp lớn xử lý dữ liệu có ý nghĩa như dầu mỏ trong thời đại kĩ thuật số.

Đó là những công ty như Alphabet (Công ty mẹ của google), Amazon, Apple, Facebook và Microsoft. Và xu hướng này đang phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn mỗi ngày.

Các máy móc ứng dụng AI thông qua các thuật toán được xây dựng từ dữ liệu có thể dự đoán khi nào người tiêu dùng sẽ mua hàng, khi nào động cơ phản lực sẽ cần bảo trì và ai sẽ có nguy cơ mắc bệnh. Ngay cả những người khổng lồ công nghiệp như GE và Siemens hiện cũng là các Công ty dữ liệu.

Chúng ta hãy cùng xem ngành Logistics đang thay đổi xu hướng như thế nào trong thế kỷ 21 này.

Chúng ta hãy tham khảo lý thuyết của Ông Masashi Onozuka, Giám đốc của Công ty tư vấn Rolandberger, người hiểu rõ sự đổi mới của Logistics ngày nay với khái niệm về Logistics thời đại công nghệ 4.0.

Theo Ông Onozuka, Logistics cho đến ngày nay đã trải qua ba giai đoạn thay đổi mang tính cách mạng.

Đổi mới đầu tiên
Từ thế kỉ 19 đến thế kỉ 20 được gọi là “Cơ giới hóa giao thông vận tải”. Với việc ứng dụng các mạng lưới đường sắt và xe tải đã mở ra thời đại vận tải hàng loạt bằng việc tăng cường khả năng vận tải từ vận tải đường biển đến vận tải đường bộ.
 
Đổi mới thứ hai
Bắt đầu từ những năm 1960 được gọi là”Tự động hóa xử lý hàng hóa”. Bằng việc sử dụng rộng rãi các tàu container, cơ giới hóa việc xử lý hàng hóa cảng và cơ giới hóa một phần việc xử lý hàng hóa trong kho sử dụng các thiết bị kho vận như kho tự động và phân loại tự động đã được thực hiện.

Đổi mới thứ ba
Bắt đầu từ những năm 1980 được gọi là “Hệ thống hóa quản lý kho vận” . Bằng việc ứng dụng các hệ thống CNTT như WMS (Hệ thống quản lý kho) và TMS (Hệ thống quản lý vận tải), việc tự động hóa và hữu hiệu hóa tồn kho và điều phối phương tiện vận tải đã được phát triển. Các hệ thống cơ sở dữ liệu dành cho lĩnh vực Thông Quan như NACCS (Hệ thống hợp nhất tự động giữa hàng hóa và cảng của Nhật Bản) đã được cải thiện.

Hình ảnh : VNACCS/VCIS của Việt Nam là kết quả hợp tác của gói viện trợ do chính phủ Nhật Bản viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam.

Và bây giờ, cuộc cách mạng thứ tư đang diễn ra. Đó là Logistics thời đại công nghệ 4.0, đó là “giảm thiểu nhân công và tiêu chuẩn hóa thông qua sự phát triển của IoT.”

Giảm thiểu nhân công của Logistics có nghĩa là thông qua việc hiện thực việc tự động hóa một phần và áp dụng các công cụ hỗ trợ sẽ không còn đòi hỏi những kinh nghiệm và kĩ năng đặc biệt, thể lực hay khả năng làm việc trong một thời gian dài, dự kiến nghiệp vụ kho vận “ Phi 3K” sẽ phát triển và hiệu suất chi phí Logistics sẽ được cải thiện đáng kể. Quy trình kho vận sẽ có sự thay đổi lớn nhất thông qua việc giảm thiểu nhân công. Tại Nhật Bản, xe tải chiếm hơn 90% vận tải hàng hóa nội địa trên cơ sở tấn và hơn 50% trên cơ sở tấn km. Tại nơi có chi phí lao động cao như Nhật Bản thì 40% chi phí vận chuyển xe tải là dành cho lái xe. Vì vậy, việc thực hiện lái xe tự động có thể nói là đóng góp rất lớn vào cấu trúc chi phí vận tải.

Daimler Nhà sản xuất xe tải lớn nhất thế giới, đang nghiên cứu phát triển xe tải tự động với mục tiêu đến năm 2025 sẽ đưa vào sử dụng thực tế. Mặc dù không thể trong một bước đạt được việc ” không cần tài xế”, nhưng mục tiêu trước mắt là hiện thực được việc lái xe tự động mà tiền đề chỉ cần có người lái xe khi vạch kẻ đường không phù hợp hoặc thời tiết bất thường. Việc đó giúp giải phóng những người lái xe đường dài khỏi áp lực công việc khó khăn khi lái xe trong một thời gian dài liên tục, và cho phép họ ngủ và trả lời các đơn đặt hàng trong khi lái xe. Trong tương lai, chúng ta có thể mong đợi số lượng tài xế chỉ cần ngồi lên xe là sẽ đi giữ khoảng cách nhất định và chi phí lao động thấp hơn.

Máy bay không người lái đang trở nên thiết thực hơn trong việc giao hàng được gọi là Dặm cuối. AMAZON hiện đang ưu tiên phấn đấu hiện thực hóa hệ thống phân phối bằng máy bay không người lái với tên gọi “Amazon Prime Air” với mục tiêu giao hàng trong vòng 30 phút sau khi đặt hàng. Ngoài ra, máy bay không người lái với tên gọi ” Parcelcopter ” được phát triển bởi DHL, công ty kho vận lớn nhất thế giới, sẽ có thể bay liên tục trong khoảng 45 phút, nhằm mục đích mở rộng các điểm đến giao hàng mà đối tượng chủ yếu các đảo xa xôi ở châu Âu.

Hình ảnh : Parcelcopter được giới thiệu trên Website của DHL

Hãy cùng xem việc giảm thiểu nhân công trong việc xử lý hàng hóa bằng một cuộc thay đổi nữa. Tại Nhật Bản, vào những năm 1970 tự động hóa được xúc tiến thực hiện tại các căn cứ kho bãi của các nhà sản xuất bằng việc đưa vào sử dụng các thiết bị kho vận như kho tự động và phân loại tự động.

Tuy nhiên, vì đó là một hệ thống chuyên dụng được thiết kế tương ứng với hình dạng và đặc tính sản phẩm đối tượng, nên rất khó để áp dụng nó trong một nhà kho thương mại của công ty kho vận cần xử lý nhiều loại hàng hóa, do vậy việc áp dụng rộng rãi hệ thống tự động động hóa này cũng bị hạn chế.

Vào năm 2012, Amazon đã sử dụng robot kho có tên gọi Kiva để thực hiện tự động hóa quy trình lấy hàng thông qua hệ thống Kiva của nhà sản xuất robot. Đây là robot có hình dạng như một robot hút bụi nhưng có kích thước lớn hơn một chút có thể mang hàng hóa cần xuất giữa các kệ hàng bằng cách vào bên dưới các kệ hàng. Môi trường làm việc trong đó công nhân thao tác lấy hàng phải đi bộ hơn 20 km mỗi ngày đã trở thành một vấn đề, nhưng khi trung tâm kho vận sử dụng Kiva thì công nhân không còn cần phải đi bộ nữa. Đã có hơn 100.000 robot Kiva đã được đưa vào sử dụng (tính đến năm 2019) và năng suất lao động của các trung tâm kho vận của Amazon đã tăng đáng kể. Amazon cũng đang phát triển các robot có thể lấy các sản phẩm khỏi kệ chứa hàng, theo đó các quy trình yêu cầu “sự can thiệp của con người” sẽ được giảm thêm đáng kể.

Hình ảnh : Racrew của Công ty Hitachi Industrial Products Nhật Bản

Ngoài ra, vào năm 2014 Công ty Hitachi tại Nhật Bản đã phát triển một chiếc xe dẫn đường tự động gọi là”Racrew” và sử dụng tại trung tâm kho vận của Hitachi để giảm thiểu nhân công trong quá trình lấy hàng. Vào năm 2015, Robot hai cánh tay di động tự chủ đã được tạo ra và thúc đẩy đổi mới công nghệ kĩ thuật. Đối với mảng xe nâng cũng vậy, ngày mà tất cả các xe nâng trong kho được điều khiển tự động bởi sự đổi mới của công nghệ không còn xa nữa.

Quá trình đổi mới để giảm thiểu những thao tác quá sức đối với người lao động cũng đang được tiến hành. Việc mở rộng sử dụng các thiết bị kho vận áp dụng IoT, chẳng hạn như thiết bị hỗ trợ bởi Cyberdyne “Hal” hỗ trợ chuyển động cơ của các phương tiện và robot xe đẩy ZMP “CarriRo” tự động đuổi theo công nhân để từng bước giảm thiểu nhân công đang được thực tế triển khai.

Hình ảnh : Muscle Suit Every của Công ty Innophys Nhật Bản. Có chức năng trợ lực 25.5kgf (100Nm)

Đổi mới thứ tư được gọi là Logistics 4.0 là đổi mới được liên kết chặt chẽ với dữ liệu. Với sự phát triển của IoT, tất cả các chức năng và thông tin liên quan đến kho vận sẽ được kết nối rộng rãi. Bằng cách liên kết toàn bộ chuỗi cung ứng từ mua sắm, sản xuất đến bán lẻ, giao hàng, chúng ta có thể nắm bắt được thông tin có bao nhiêu hàng hóa và ở đâu tại thời điểm thực tế. Bằng cách chia sẻ các chức năng và thông tin kho vận giữa các doanh nghiệp và các ngành nghề, có thể điều phối linh hoạt hơn giữa các doanh nghiệp kho vận, phương tiện vận chuyển và tuyến đường. Bằng cách kết nối thông tin của hàng hóa có thể đánh giá phương án kho vận một cách toàn diện hơn.

Agheera, một nhà cung cấp giải pháp của DHL hiện đang phát triển một nền tảng mở có thể quản lý toàn diện dữ liệu từ các công ty kho vận. Nền tảng này được kết nối với hệ thống dữ liệu của nhiều công ty kho vận và các chủ hàng có thể truy cập trang web của Agheera để theo dõi tập trung thông tin hiện tại của các lô hàng. Ngay cả khi công ty kho vận của người nhận hàng bị thay đổi cũng không cần thay đổi hệ thống quản lý, do đó giảm được chi phí chuyển đổi. Mặc dù hiện vẫn là dịch vụ trong giai đoạn dùng thử nhưng khi mở rộng kết nối với các công ty kho vận và đảm bảo số lượng người dùng nó sẽ hoạt động như một cổng thông tin mở sẽ đảm nhận chức năng điều phối mà cho đến nay được bên giao nhận chịu trách nhiện có thể thay thế thực hiện trong phạm vi rộng hơn.

Thời đại Logistics 4.0, với việc phát triển “công nghiệp hóa thiết bị kho vận”, giảm thiểu nhân công đang tiến triển và “quá trình thay đổi hiệu suất của con người” chắc chắn sẽ giảm đi. Tiêu chuẩn hóa như vậy sẽ rút ngắn sự khác biệt trong phân phối giữa các doanh nghiệp và các ngành công nghiệp, và nếu sử dụng cùng một cơ sở , thiết bị và hệ thống kho vận thì chất lượng phân phối sẽ như nhau. Khi việc lái xe hoàn toàn tự động được đưa vào sử dụng trong thực tế thì tính ưu việt trong lái xe và điều phối sẽ bị loại bỏ, và khi tại kho hoàn toàn không có người, bí quyết vận hành tại hiện trường sẽ không còn cần thiết. Khi đó, sự khác biệt duy nhất là thuật toán quản lý điều phối và vận hành.

Vận tải đường bộ là một ngành sử dụng nhiều lao động. 99% tài xế xe tải tại Nhật Bản là của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Khi việc lái xe hoàn toàn tự động được đưa vào sử dụng trong thực tế, các tài xế xe tải sẽ không còn cần thiết và phần lớn các doanh nghiệp khai thác vận tải quy mô nhỏ sẽ bị loại bỏ. Khi các chức năng và thông tin kho vận được chia sẻ, hiệu suất của xe tải được san bằng trong toàn xã hội, khi đó sẽ không có sự khác biệt về giá cả và chất lượng từ bất kỳ công ty kho vận nào miễn là hàng hóa có thể được vận chuyển bằng xe tải thông thường. Sự tồn tại của các doanh nghiệp vận tải sẽ đơn giản là cung cấp cho xe tải một cơ sở hạ tầng kho vận, và các hãng sản xuất xe tải và các công ty cho thuê có thể trở thành đầu mối nghiệp vụ vận tải với vai trò là “nhà cung cấp xe tải”.

Trong mô hình kinh doanh kho cũng vậy, khi việc xử lý hàng hóa trong kho được thực hiện rộng rãi bằng robot kho thì việc xử lý hàng hóa trở thành ngành công nghiệp thiết bị. Khi các công ty bất động sản kho vận phát triển và cung cấp các cơ sở kho vận đi kèm robot kho thì các công ty kho vận truyền thống sẽ mất nguồn doanh thu xử lý hàng hóa.

Trong kinh doanh giao nhận, khi các đơn hàng kho vận có thể được quản lý toàn diện trên nền tảng mở thì các chức năng sắp xếp kho vận sẽ được thay thế bởi các hệ thống và hầu hết các công ty kho vận sẽ trở thành các “công ty thiết bị” chỉ đơn giản là cung cấp tài sản kho vận.

Người ta nói rằng các nhà sản xuất ô tô đang nỗ lực về phát triển lái xe tự động trong 10 năm tới. Vậy liệu các công ty kho vận có thể thảo luận về các chiến lược dài hạn cho những thay đổi trong tương lai? Các nhà sản xuất và nhà phân phối là chủ hàng cũng cần thảo luận về các chiến lược kho vận để dự đoán những thay đổi trong thời đại Logistics 4.0. Nếu phát triển giảm thiểu hóa lao động và tiêu chuẩn hóa trong kho vận ngoại trừ các loại hàng hóa đặc biệt thì lợi thế của việc sở hữu tài sản kho vận sẽ không còn nữa. Vì vậy việc bán các công ty con kho vận và mở rộng dịch vụ vận tải chung trong những năm gần đây của các tập độàn lớn của Nhật Bản có thể là động thái phù hợp với sự thay đổi trong tương lai.