Trong ngày 24 tháng 3 năm 2021, trên cổng thông tin điện tử, Toyota Motor Corporation Nhật Bản đã công bố sự thỏa thuận hợp tác giữa 3 Công ty Toyota, Isuzu và Hino để thực hiện phát triển mảng vận tải (cụ thể là vận tải hàng hóa và vận tải hành khách).
Theo thông báo của Công ty Toyota, công nghệ CASE của Toyota kết hợp với các thành tựu lâu năm của 2 công ty Isuzu và Hino trong mảng vận tải nhằm mục đích tạo điều kiện sớm thực hiện và phổ biến CASE cho xã hội, giải quyết các gánh nặng của các nhà vận tải và đóng góp việc thực hiện xã hội không phát thải khí CO2.
Cụ thể là 3 công ty sẽ cùng nghiên cứu và phát triển EV(Electric Vehicle=Xe điện)/FCV(Fuel Cell Vehicle=Xe chạy bằng pin tích trữ nhiên liệu), kỹ thuật điều khiển tự động, sàn giao dịch điện tử áp dụng chủ yếu trong lĩnh vực xe tải cỡ nhỏ. Tại tỉnh Fukushima (Nơi có nhà máy điện hạt nhân gặp sự cố lớn trong năm 2011), họ sẽ thử nghiệm vận hành xe tải FC để thí nghiệm xã hội sử dụng năng lượng Hydro. Để thúc đẩy sự hợp tác này, 3 công ty thành lập công ty liên Doanh mới tên là Commercial Japan Partnership Technologies.
Xe Toyota Mirai : FCV chạy bằng năng lượng Hydro.
Tin tức trên đã thu hút chú ý đến một từ ngữ CASE, là một khái niệm do Dr. Dieter Zetsche, CEO của công ty Daimler Đức phát biểu tại Paris Motor Show tổ chức trong năm 2016.
Connected (Kết nối) : Cung cấp dịch vụ tối ưu bằng cách phân tích thông tin kết hợp Phương tiện và Trung tâm Dữ liệu điện tử.
Autonomous (Tự động hóa) : Điều khiển tự động đến điểm đích mà không cần thao thác của người điểu khiển trên xe ô-tô.
Shared (Chia sẻ): Sáng tạo dịch vụ chia sẻ phương tiện phù hợp thời đại.
Electric (Điện khí hóa): Sản xuất và phổ biến xe ô-tô chạy bằng động lực điện.
Theo trào lưu phát triển này, có thể gọi đây là cuộc cách mạng CASE, ngành sản xuất ô-tô phải trải qua thời kỳ biến đổi lớn xảy ra chỉ một lần trong 100 năm, Công ty Isuzu và Hino đang tìm cách đối ứng điện khí hóa và kết nối, Công ty Toyota đang tìm cách chuyển đổi trở thành công ty Mobility, tức là chuyển đổi hẳn từ công ty sản xuất và buôn bán xe ô-tô sang công ty cung cấp dịch vụ phương tiện di chuyển và vận chuyển.
Năm ngoái (năm 2020), Thủ tướng Suga Yoshihide của chính phủ Nhật Bản cam kết mục tiêu thực hiện xã hội trung hòa Carbon (cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính đến 0%) vào năm 2050. Để thực hiện mục tiêu này, các công ty sản xuất ô-tô Nhật Bản bắt buộc phải phát triển kỹ thuật điện hóa xe ô-tô.
Cuộc cách mạng CASE sẽ thông qua sự kết nối thông tin dữ liệu của xe ô-tô đem lại nhiều dịch vụ mới làm cho cuộc sống an toàn hơn, phong phú hơn, hơn nữa sẽ giải quyết tình trạng thiếu lao động của ngành vận tải ô-tô Nhật Bản.
Các mục tiêu xã hội trên không thể nào được thực hiện và giải quyết nếu chỉ bằng sự nỗ lực riêng của 1 công ty, mà phải có sự tham gia của nhiều đơn vị đối tác cùng mục tiêu. Với quan điểm này, Công ty Toyota đã tham gia vào thỏa thuận hợp tác 3 bên như được nêu bên trên.
Trong thời điểm hiện tại, Việt Nam đang phát triển trào lưu Kết nối của CASE phần nào thông qua các dịch vụ như Grab, Be va Gojeek. Còn về Điện khí hóa thì Vingroup bắt đầu vận hành xe buýt điện thông minh đầu tiên của Việt Nam tại khu đô thị Vinhomes Ocean Park (Gia Lâm, Hà Nội.). Theo nguồn tin của tuổi trẻ online vào 08/04/2021, trong thời gian tới, khi chính quyền Hà Nội và TP.HCM hoàn tất các thủ tục để kết nối với hệ thống vận tải hành khách công cộng của thành phố, xe být điện VinBus sẽ lăn bánh trên các tuyến đường.
Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ 4.0 ngày càng lan rộng khắp nơi trên thế giới, Tập đoàn Logitem cũng đã áp dụng công nghệ tin học vào dịch vụ đưa đón học sinh trường Nhật Bản tại Hà Nội và TP.HCM. Nhờ áp dụng phần mềm kết nối phụ huynh học sinh, trường học và Logitem, công việc trao đổi thông tin vừa nhanh, chính xác và đảm bảo an toàn để luôn nắm bắt được học sinh đang trên xe hay không, lịch trình và cung đường xe .. Tập đoàn Logitem tại Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển và kiện toàn các dịch vụ của mình để kịp thời đáp ứng các nhu cầu mới tại Việt Nam.