Ủy ban chuyên gia của bộ Giao Thông Đất Đai (sau này gọi tắt là Bộ GTVTĐĐ) Nhật Bản đã hoàn thành dự thảo đề án phát triển Logistics tổng hợp giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2025. Dự thảo này dự kiến sẽ được hội đồng nội các chính phủ Nhật Bản phê duyệt vào giữa năm 2021. Chúng tôi xin giới thiệu tóm tắt hướng cải cách ngành Logistics của Nhật Bản như dưới đây.
Trong bối cảnh tình hình dịch covid-19 lan rộng, thị trường thương mại điện tử tại Nhật Bản đang phát triển mạnh làm cho cuộc sống sinh hoạt cũng đang thay đổi và vai trò của ngành Logistics trong xã hội đang được quan tâm nhiều. Bộ GTVTĐĐ Nhật Bản đề ra phương châm Logistics để giải quyết các vấn đề nổi cộm của Nhật Bản.
Nguồn tài liệu:Bộ Giao Thông Vận Tải Đất Đai Nhật Bản
Trong đề án Logistics từ năm 2015 đến năm 2020, KPI của ngành hậu cần, hiệu quả xếp hàng trên xe tải, tỷ lệ phải giao hàng lại của dịch vụ giao hàng nhanh… được coi là các chỉ tiêu điển hình để đánh giá. Về năng xuất lao động trong 1 giờ, trong khi năm 2015 đạt được JPY2,000/giờ thì năm 2018 chỉ đạt được JPY2,025/giờ. Con số này rất thấp so với bình quân của toàn ngành khác là JPY3,602/giờ. Tỷ lệ xếp hàng trên xe tải thì chỉ đạt 37.7% trong năm 2019, thấp hơn so với năm 2016 đạt 39.9%. Điều đó cho chúng ta thấy rõ dịch vụ Logistics của Nhật Bản đang huy động quá nhiều sức người làm cho năng xuất lao động vẫn còn thấp.
Để nâng cao hiệu suất lao động của ngành Logistics trong xu hướng ngày càng thiếu hụt lao động, cần phải thực hiện Logistics không cần huy động nhiều sức người. Gần đây, tình trạng thiếu vỏ container trên toàn cầu xảy ra một phần là do sự thiếu hụt lao động bởi ảnh hưởng của Covid-19 khiến cho việc dỡ hàng trong ruột container không được thực hiện kịp thời. Để ngăn chặn tình trạng tương tự xảy ra, Nhật Bản phải đẩy mạnh cơ khí hóa, tự động hóa, giảm sức người bằng cách tiêu chuẩn hóa, quy chuẩn hóa trong xếp dỡ và vận chuyển.
Do chuỗi cung cấp còn yếu nên trong đợt bùng phát dịch lần thứ nhất, Nhật Bản gặp phải trình trạng thiếu nhu yếu phẩm cuộc sống như khẩu trang và giấy vệ sinh. Sau này, Nhà nước phải đóng vai trò trung tâm trong việc tăng cường hệ thống hợp tác giữa nhà cung cấp và chủ hàng để có thể thực hiện quản lý rủi ro dựa theo BCP (Business Continuity Planning = Kế hoạch liên tục kinh doanh) và củng cố chuỗi cung ứng trong trường hợp khẩn cấp.
Dự thảo đề án từ năm 2020 đến 2025 đề ra các phương châm trong 15 ngành theo 3 chủ đề là “Logistics đơn giản và trơn tru” thúc đẩy tối hữu hóa tổng thể chuỗi cung ứng dựa vào số hóa logistics và tiêu chuẩn hóa, “Logistics nhẹ nhàng cho người lao động” để đối ứng việc thiếu sức lao động, “Logistics mạnh mẽ và dẻo dai” để hình thành mạng lưới Logistics đảm bảo khả năng linh hoạt và duy trì.