I.Tại sao phải xây dựng kế hoạch đảm bảo kinh doanh liên tục
Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP26) được tổ chức tại Glasgow, Vương quốc Anh, từ ngày 31 tháng 10 đến ngày 12 tháng 11 năm 2021 để thảo luận về các biện pháp biến đổi khí hậu. Có ý kiến cho rằng biến đổi khí hậu bao gồm cả những thảm họa thiên nhiên thường xuyên xảy ra và ngày càng khốc liệt như hạn hán và mưa lớn là một vấn đề cấp bách đe dọa cuộc sống của tất cả mọi người trên thế giới, và gia tăng nguy cơ đối với chuỗi cung ứng lương thực và thực phẩm. Có vẻ như người ta nhận ra rằng nguy cơ đe dọa toàn thế giới trong tương lai sau Covid-19 có thể sẽ là biến đổi khí hậu.
Nhật Bản là Quốc gia từ xưa đã trải qua nhiều thiên tai như động đất, sóng thần và bão lụt nên ý thức đối với phòng chống thiên tai nói chung là rất cao. Trong những năm gần đây, khi xảy ra động đất, bão, mưa lớn, không chỉ các nhà vận tải bị ảnh hưởng trực tiếp bởi thiên tai mà các doanh nghiệp không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi thiên tai cũng được yêu cầu phải có một hệ thống kinh doanh ứng phó thực hiện các nghiệp vụ như vận chuyển hàng viện trợ, hỗ trợ công việc phục hồi chuỗi cung ứng và hoạt động sản xuất của các ngành. Ngay sau khi xảy ra thiên tai lớn, chuỗi cung ứng sẽ bị gián đoán ở nhiều nơi, và không chỉ việc vận chuyển hàng cứu trợ đến các vùng bị ảnh hưởng, mà cả chuỗi cung ứng của các công ty sẽ rơi vào tình trạng tạm thời không hoạt động được.
Ngoài các thiên tai quy mô lớn như động đất, bão lụt, chúng ta không thể xem nhẹ các rủi ro khác mà một mình doanh nghiệp không thể khắc phục được như khủng bố và đại dịch như Covid-19.
Tình huống khẩn cấp bao giờ cũng xảy ra đột ngột. Doanh nghiệp phải đảm bảo an toàn cho người lao động và gia đình của người lao động, khôi phục sớm hoạt động các thiết bị máy móc, chuẩn bị phương tiện thay thế… Khi doanh nghiệp có thể đối ứng tốt cho các trường hợp khẩn cấp và bất thường thì có thể nâng cao lòng tin của khách hàng và cộng đồng xã hội nên các kế hoạch hành động hiệu quả để duy trì hoạt động liên tục ngày càng được coi trọng. Ngược lại nếu không ứng phó được các rủi ro sẽ dẫn đến rủi ro không thể duy trì giao dịch với các khách hàng và hoạt động kinh doanh sẽ bị thu hẹp.
Ngành Logistics là một ngành thiết yếu hỗ trợ đời sống của người dân và các hoạt động kinh tế. Cộng đồng xã hội cũng như các chủ hàng đòi hỏi ngành Logistics phải giảm thiểu tối đa ảnh hưởng rủi ro phát sinh, vì thế vận hành liên tục chính là trách nhiệm với xã hội và đối tác. Ngoài ra, việc đáp ứng vai trò vận chuyển hàng cứu trợ cũng rất quan trọng.
Ngoài ra, hoạt động kinh doanh kho bãi cũng đóng vai trò lớn trong trường hợp xảy ra thiên tai quy mô lớn. Và các doanh nghiệp kinh doanh kho bãi mang tính chất cộng đồng lớn đóng vai trò là cơ sở hạ tầng xã hội nên việc khôi phục hoạt động kinh doanh càng sớm càng tốt, và đây cũng chính là sứ mệnh xã hội của ngành kinh doanh kho hàng.
II. Các đoàn thể, tổ chức và cơ quan thẩm quyền ngành Logistics Nhật Bản công bố tài liệu hướng dẫn xây dựng BCP trên mạng
Các tài liệu hướng dẫn xây dựng BCP (Business continuity Plan – Kế hoạch kinh doanh liên tục) trong ngành Logistics được công bố và được chia sẻ miễn phí qua các website như sau (Tài liệu chỉ làm bằng tiếng Nhật).
- Japan Association for Logistics and Transprot (JALoT) : “Tài liệu hướng dẫn xây dựng BCP trong trường hợp xả ra thiên tai cho lĩnh vực Logistics”
- https://www.butsuryu.or.jp/asset/40737/view
- Japan Trucking Association: “Tài liệu hướng dẫ đối sách rủi ro dành cho các doanh nghiệp vận tải vừa và nhỏ
- https://jta.or.jp/member/keiei/bcp_index.html
- The Japan Warehousing Association Inc.: “Tài liệu hướng dẫn xây dựng BCP để đối ứng thiên tai quy mô lớn” https://www.nissokyo.or.jp/files/page/bcp/bcp_sakusei_tebiki.pdf
- Ministry of Land, Infrastracture, Transport and Tourism: “Tài liệu hướng dẫn xây dựng BCP bằng liên kết giữa chủ hàng và doanh nghiệp Logistics”
- https://www.mlit.go.jp/common/001087785.pdf
Các tài liệu hướng dẫn được biên soạn dựa theo giả định xảy ra trận động đất lớn nhưng có thể tham khảo làm tài liệu dành cho việc ứng phó quản lý rủi ro khi xảy ra thiên tai mưa bão và dịch bệnh
III. Rủi ro thiên tai và chính sách, cơ cấu phòng chống thiên tai
Nhà nước và chính phủ Việt Nam quy định các pháp luật như Luật phòng, chống thiên tai (số 33/2013/QH13), luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật phòng, chống thiên tai và luật đê điều (số 60/2020/QH14 ) , quyết định quy định về dự báo, cảnh báo, truyền tin thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai (số18/2021/QĐ-TTg).
Trong tháng 10 năm 2020, ngân hàng thế giới công bố báo cáo nghiên cứu “Rủi ro thiên tai ở Việt Nam” với tiêu đề “ Tăng cường khả năng chống chịu: Phát triển khu vực ven biển Việt Nam – Cơ hội và rủi ro thiên tai”. Nội dung khái quát của bản báo cáo đó được giới thiệu qua You Tube dưới đây.
Bản gốc của báo cáo “Rủi ro thiên tai ở Việt Nam” có thể tải xuống được tại trang web của ngân hàng thế giới dưới đây.
https://openknowledge.worldbank.org/handle/10986/34639
Trong tương lai, chúng tôi hy vọng sẽ có các tài liệu hướng dẫn xây dựng BCP dành cho doanh nghiệp Logistics được Hiệp hội doanh nghiệp Logistics Việt Nam (VLA), Hiệp hội vận tải ô-tô Việt Nam (VATA) công bố.